Địa lí các ngành công nghiệp
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia.
- Cơ sở để phát triển nền sản xuất hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu
- Bao gồm: công nghiệp khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:
+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Ôxtrâylia,..)
- Khai thác dầu mỏ:
+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, khu vực Mĩ Latinh, Trung Quốc,...
- Công nghiệp điện lực:
+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh (2005). tập trung ở các nước phát triển.
* TLCH trang 121: Đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới:
- Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ Latinh, Đông Nam Á.
- Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa: Na uy: 23.500kWh/người, Canađa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/người, Việt Nam năm 2004 là 561 kWh/người.
II. Công nghiệp điện tử - tin học
1. Vai trò
- Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
2. Phân loại
- Có thể phân thành 4 nhóm:
+ Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm) Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
+ Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
+ Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..) Hoa Kì, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
+ Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..) Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc....
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây.
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển. Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1. Vai trò
- Phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh.
2. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
- Đặc điểm sản xuất
+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
+ Sử dụng vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.
* Ngành công nghiệp dệt may
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp, các ngành công nghiệp khác (hóa chất) phát triển và giải quyết việc làm cho lao động.
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...
IV. Công nghiệp thực phẩm
1. Vai trò
- Cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
- Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
2. Đặc điểm
- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.