Cacbon
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:
- Vị trí: Ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2
- Cấu hình e: → Có 4 e lớp ngoài cùng, tạo 4 liên kết cộng hoá trị
- Các số oxi hoá: -4, 0, +2 và +4
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ ỨNG DỤNG
Dạng thù hình |
Cấu trúc |
Tính chất vật lí |
Ứng dụng |
Kim cương |
Tứ diện đều |
Trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém |
Đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh... |
Than chì |
Cấu trúc lớp. Các lớp liên kết yếu với nhau |
màu xám đen, dẫn điện tốt, mềm, các lớp dễ tách nhau |
Làm điên cực, làm nồi nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen |
Cacbon vô định hình |
Xốp |
Khả năng hấp phụ mạnh |
Than cốc dùng làm chất khử trong luyện kim; Than hoạt tính dùng trong mặt nạ phòng độc; Than muội dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giày... |
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
Cacbon vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá
1. Tính khử:
a) Tác dụng với oxi: Cacbon cháy trong không khí, toả nhiều nhiệt
C+O2 → CO2
b) Tác dụng với hợp chất: Ở nhiệt độ cao, cacbon khử được nhiều oxit, nhiều chất oxi hoá khác nhau
C +CO2 → 2CO
C+ 4HNO3 (đặc) → CO2 +4NO2 +2H2O
3C+2KClO3 → 2KCl +3CO2
C+ZnO → Zn+CO
C+CuO → Cu +CO
2. Tính oxi hoá: Ở nhiệt độ cao
a) Tác dụng với hiđro:
C+2H2 → CH4
b) Tác dụng với kim loại:
4Al +3C →Al4C3 (Nhôm cacbua)
Ca+2C → CaC2 (Canxi cacbua)
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN : (SGK)