Ghi nhớ bài học |

Axit Cacboxylic

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP:

1. Định nghĩa:

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

Thí dụ:

H-COOH, H3C-COOH, HOOC-COOH …

2. Phân loại:Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon và số lượng nhóm -COOH

Người ta phân loại axit cacboxylic theo 4 cách chính :

- Axit no , mạch hở, đơn chức: Có 1 nhóm cacboxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử hidro hoặc gốc ankyl

- Axit không no: Gốc hiđro cacbon trong phân tử axit có chứa liên kết đôi hoăc liên kết 3

- Axit thơm: Gốc hiđrocacbon là vòng thơm

- Axit đa chức: Phân tử có nhiều nhóm cacboxyl

 3. Danh pháp:

a. Tên thông thường: (SGK)

b. Tên thay thế: Axit + tên của hiđrocacbon tương ứng theo mạch chính (mạch chính bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm –COOH + oic)

Thí dụ: HCOOH   axit metanoic

         CH3COOH  axit etanoic…

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO:

Nhóm cacboxyl (-COOH) là sự kết hợp bởi nhóm cacbonyl(>C=O) và nhóm hydroxyl (-OH).

Nhóm –OH và nhóm >C=O lại có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau

Liên kết giữa H và O trong nhóm –OH phân cực mạnh, nguyên tử H linh động hơn trong ancol, anđehit và xeton có cùng số nguyên tử C.

- Sự tạo liên kết hiđro ở trạng thái hơi:

- Sự tạo liên kết hiđro ở trạng thái lỏng

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:

+ Ở điều kiện thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

+ Độ tan giảm khi M tăng.

+ Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M nguyên nhân là do giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro ( dưới dạng đime hoặc polime) bền hơn giữa các phân tử ancol.

+ Mỗi loại axit có mùi vị riêng.

 IV. ỨNG DỤNG: (SGK)

V. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

1. Tính axit:

a) Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

 Thí dụ:             

CH3COOH  ⇔ CH3COO-+ H+

b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:

Thí dụ:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + Ca(OH)2 → (CH3COO)2Ca + 2H2O

2CH3COOH + Na2O → 2CH3COONa + H2O

2CH3COOH + MgO → (CH3COO)2Mg + H2O

c) Tác dụng với muối:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ + H2O

 d) Tác dụng với kim loại ( đứng trước H2…)

2CH3COOH + Zn →(CH3COO)2Zn + H2

2. Phản ứng thế nhóm -OH ( Còn gọi phản ứng este hoá)

Tổng quát:

RCOOH+HO-R'  ⇔ RCOOR' +H2O

V. ĐIỀU CHẾ:

1. Phương pháp lên men giấm : ( phương pháp cổ truyền)

C2H5OH  → CH3COOH+H2O

 2. Oxi hoá anđehit axetic:

   2CH3CHO + O2  →2CH3COOH

 3. Oxi hoá ankan:

Tổng quát:

2R –CH2-CH2-R1 + 5O2   →2R-COOH + 2R1-COOH + 2H2O

Thí dụ:

2CH3CH2CH2CH3 →4CH3COOH + 2H2O

        Butan

 4. Từ metan ( hoặc metanol pp hiện đại)

CH4 →CH3OH→ CH3COOH

 

 

 

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.774
Thành viên mới nhất HUYENLYS
Thành viên VIP mới nhất dungnt1980VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về tpedu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại tpedu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • T&P Edu có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên tpedu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn