Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), quê ở làng Phù Ủng – Đường Hào – Hải Dương
- Ông là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần.
- Ông đã lập được nhiều chiến công trong lịch sử.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ 2
b. Nhan đề: thuật nghĩa là kể lại, hoài là nỗi lòng → thuật hoài có nghĩa là bày tỏ nỗi lòng mình.
c. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
d. Bố cục: 2 phần .
– Phần 1: hai câu đầu: thể hiện khí thế quân và tướng nhà Trần.
– Phần 2: hai câu cuối: thể hiện nỗi lòng của nhà thơ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu đầu
- Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo
→ thế tĩnh: tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh
- Múa giáo" thế động" gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm.
→ Dịch chưa thật đạt. Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc" thanh 2, 4, 6: T-B-T)
- Khí thôn ngưu - “nuốt trôi trâu” " phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo”
- Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung tự họa của tác giả:
+ Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” " chủ động, hiên ngang, oai hùng.
+ Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước" lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc (“mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài).
- Ba quân: có thể hiểu là 3 đạo quân (tiền- trung- hậu quân) " chỉ quân đội nhà Trần.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại.
Sức mạnh của quân đội - Sức mạnh của hổ báo nhà Trần (có thể nuốt trôi trâu)
→ Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần- đội quân mang hào khí Đông A.
2. Hai câu sau
- Công danh trái: món nợ công danh.
- Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai.
- Công danh:+ lập công (để lại sự nghiệp)
+ lập danh (để lại tiếng thơm)
→ Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời phong kiến: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh.
→ Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.
- Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng
- Thẹn" hổ thẹn" Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
→ Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước.
→ Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần- có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A.
2. Nghệ thuật
- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.
- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.