Ôn tập trao đổi chất và năng lượng ở động vật
ÔN TẬP TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 1: Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng Phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được Thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chấi dinh dưỡng đơn giản.
Chọn câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa là
A. 1 → 2 → 3. B. 2 → 3 → 1. C. 2 → 1 → 3. D. 3 → 2 → 1.
Trả lời
Đáp án B
Bài 2: Mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa? Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
Trả lời
1. Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào ưên thành túi tiêu hóa).
2. Thức ăn phải được tiếp tục tiêu hóa nội bào (tiêu hóa trong không bào tiêu hóa) trở thành dạng đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được
Bài 3: Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Trả lời
1. Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
2. Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa trong lòng ống tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
Bài 4: Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
Trả lời
Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là:
- Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải ( phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải. Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyển hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học.
- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.
Bài 5: So sánh hoạt động tiêu hóa ở các nhóm động vật?
Trả lời
Điểm so sánh |
Động vật nhai lại |
Động vật có dạ dày đơn |
Chim ăn hạt và gia cầm |
Biến đổi cơ học |
Lần ăn đầu nhai sơ qua, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi nhờ răng. |
Nhai kĩ hơn động vật nhai lại nhờ răng. |
Thức ăn được mổ và nuốt ngay (không có răng) → diều tiết dịch nhày làm trơn và mềm thức ăn. Sau đó được nghiền nát ở dạ dày cơ. |
Biến đổi hoá học và sinh học |
– Dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế) – Biến đổi sinh học ở dạ cỏ nhờ vi sinh vật. – Biến đổi hoá học: + Ở dạ dày: chủ yếu xảy ra ở dạ múi khế dưới tác dụng của HCl và enzim của dịch vị. + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. |
– Dạ dày đơn – Biến đổi sinh học ở ruột tịt (mang tràng) nhờ vi sinh vật. – Biến đổi hoá học: + Ở dạ dày: thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của HCl và enzim của dịch vị. + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. |
– Dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). – Không có biến đổi sinh học.
– Biến đổi hoá học: + Ở dạ dày: thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của HCl và enzim của dịch vị tiết ra từ dạ dày tuyến. + Ở ruột: Tiêu hoá hoá học nhờ enzim của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột. |
Bài 6: Kể tên vài loại động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp?
Trả lời
- Động vật ăn thực vật: dê. thở. bò, ngựa....
- Động vật ăn thịt: hổ. sư tử. chó sói. mèo rừng...
- Động vật ăn tạp: lợn. khỉ. vượn (ăn thực vật là chù yếu).
Bài 7: Điền các đặc điểm (cấu tạo và chức năng) thích nghi vớii thức ăn của ống tiêu hóa vào các cột tương ứng dưới đây?
Tên bộ phận |
Động vật ăn thịt |
Động vật ăn thực vật |
Răng |
|
|
Dạ dày |
|
|
Manh tràng |
|
|
Ruột non |
|
|
Bài 8: Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?
Tiêu chí |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
Cấu tạo ống tiêu hóa |
|
|
Quá trình tiêu hóa thức ăn |
|
|
Bài 9: Tại sao thú ăn thực vật lại thường ăn số lượng thức ăn rất lớn?
Trả lời
Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì thức ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng ít, nên phải ăn dù nhiều mới đủ chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.
Bài tập 10: Chọn đáp án đúng cho câu trả lời về hô hấp ở động vật:
1. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.
2. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
3. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.
4. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào.
Trả lời
1. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.
2. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
3. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.
4. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào.
Bài tập 11: Xác định động vật có các hình thức hô hấp tương ứng
Hình thức hô hấp |
Các dạng động vật |
Trả lời |
1. Qua bề mặt cơ thể 2. Bằng mang 3. Bằng hệ thống ống khí 4. Bằng phổi |
a. san hô b. châu chấu c. cá thu d. amip e. trâu f. gà g. cá voi h. thủy tức k. cá mập |
1…………………………….. 2……………………………. 3……………………………. 4…………………………… |
Trả lời
Bài tập 12: Quan sát hình 17. 1 và hình 17.2, hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng?
Trả lời
- Ở giun đất: Khí CO2 khuếch tán vào cơ thể, CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da ẩm ướt, có nhiều mao mạch.
- Ở côn trùng: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.
Bài tập 13: Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao (tham khảo thêm hình 17.3 và 17.4. trang 73 SGK)?
Trả lời
Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao do:
- Cấu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.
- Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.
- Thành mao mạch rất mỏng.
- Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang theo một chiều.
- Dòng nước chảy một chiều gần như là liên tục qua mang là do:
+ Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng ha thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.
+ Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang. Ngay lúc đó, của miệng cá lại mở ra và thềm miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào khoang miệng.
- Nhờ hoạt động nhịp nhàng của của miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục.
- Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn.
Bài 14: Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn.
Trả lời
- Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn vì phổi có đủ 4 đặc điểm bề mặt của trao đổi khí:
1. Phổi có rất nhiều phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn so với phổi bò sát và lưỡng cư.
2. Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc và máu có sắc tố hô hấp.
3. Thành mao mạch và phế nang mỏng và ẩm ướt.
4. Có sự lưu thông khí liên lục (hít vào, thở ra).
Bài 15: Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ phần trăm thể tích khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra ở ngoài. Giải thích tại sao có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra?
Bảng 1. Thành phần không khí hít vào và thở ra
Loại khí |
Không khí hít vào |
Không khí thở ra |
O2 |
20,96% |
16,40% |
CO2 |
0,03% |
4,10% |
N2 |
79,01% |
79,50% |
Trả lời
- Có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra vì:
+ Khí O2 từ không khí ở phế nang đã khuếch lán vào máu nên lượng O2 trong không khí thở ra bị giảm.
+ Khí CO2 từ máu khuêch lán vào phế nang làm tăng lượng CO2 trong không khí thở ra.
Bài 16: Xác định các hình thức hô hấp của các nhóm động vật tương ứng?
Nhóm động vật |
Hình thức hô hấp |
Kết quả |
1. Động vật đơn bào 2. Côn trùng. 3. Cá 4. Lưỡng cư. 5. Bò sát, chim, thú |
a. bằng mang b. da c. phổi d. ống khí e. trực tiếp qua màng tế bào |
1………………………. 2………………………. 3………………………. 4………………………. 5………………………. |
Trả lời
1-e ; 2-d; 3-a; 4- b, 5-c.
Bài 17: Ở các loài cá hô hấp bằng mang, hô hấp có được là do có cử động của nắp mang nâng lên và hạ xuống phối hợp nhịp nhàng với miệng ngậm lại và mở ra. Đối với cơ thể người, để hô hấp được cần phải chủ động hít thở thì mới có thể trao đổi khí với môi trường. Khi chúng ta hít thở thì có các xương ở lồng ngực đã phối hợp nhịp nhàng như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Trả lời
- Động tác hít vào và thở ra nhờ sự phối hợp giữa cơ hoành, cơ liên sườn, cơ gian sườn, xương sườn, xương ức,… Thể lồng ngực thay đổi nhờ cử động của cơ hoành.
- Cơ hoành hình vòm có đỉnh lõm phía trên, ngăn cách lồng ngực với ổ bụng. Khi cơ hoành co, đỉnh vòm bớt cong hạ xuống phía dưới. Cơ hoành co cũng khônga nhr hưởng đến xương sườn và xương ức, xương sườn nâng ra phí trước và giãn rộng ra 2 bên. Do đó khi khi hít vào thì thể tích lồng ngực tăng lên và phổi cũng căng ra tạo điều kiện cho lường khí đi vào các phế nang.
- Khi thở ra các cơ hít vào giãn ra, lồng ngực trở lại như ban đầu. Thể tích lồng ngực giảm làm cho phổi cũng xẹp xuống đẩy không khí giàu CO2 ra ngoài.
Bài 18: Lập bảng so sánh các hình thức hô hấp.
Đặc điểm so sánh |
Hô hấp qua bề mặt cơ thể |
Hô hấp bằng hệ thống ống khí |
Hô hấp bằng mang |
Hô hấp bằng phổi |
Bề mặt hô hấp |
|
|
|
|
Đại diện |
|
|
|
|
Đặc điểm của bề mặt hô hấp
|
|
|
|
|
Cơ chế hô hấp |
|
|
|
|
Hoạt động thông khí |
|
|
|
|
Trả lời
Đặc điểm so sánh |
Hô hấp qua bề mặt cơ thể |
Hô hấp bằng hệ thống ống khí |
Hô hấp bằng mang |
Hô hấp bằng phổi |
Bề mặt hô hấp |
Bề mặt tế bào hoặc bề mặt cơ thể |
Ống khí |
Mang |
Phổi |
Đại diện |
Động vật đơn bào(amip, trùng dày,...), đa bào bậc thấp(ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) |
Côn trùng |
Các loài cá, chân khớp(tôm, cua), thân mềm(trai,ốc) |
Các loài động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thú |
Đặc điểm của bề mặt hô hấp
|
Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
|
Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào |
Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Mao mạch trong mang song song và ngược chiều với chiều chảy của dòng nước |
Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và có mạng lưới mao mạch máu dày đặc Phổi chim có thêm nhiều ống khí. |
Cơ chế hô hấp |
Khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể hoặc bề mặt tế bào |
Khí O2 từ môi trường ngoài Tế bào, CO2 ra môi trường |
Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2khuếch tán từ máu qua mang vào nước. |
Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
|
Hoạt động thông khí |
|
Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.
|
Cá hít vào : cửa miệng cá mở→nắp mang đóng lại → thể tích khoang miệng tăng , áp suất giảm → nước tràn vào khoang miệng mang theo O2 Cá thở ra : cửa miệng đóng lại → nắp mang mở ra → thể tích khoang miệng giảm , áp suất tăng → đẩy nước trong khoang miệng qua mang ra ngoài mang theo CO2 Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục |
Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).
|
Bài 19: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện như thế nào?
Trả lời
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở:
- Côn trùng: Côn trùng trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (được cấu tạo từ những ống dẫn chứa đấy khí). Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần và các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào cơ thể. Các khí quản thông ra ngoài nhờ lỗ khí. Khí O2 vào và khí CO2 ra khỏi cơ thể nhờ hệ thống ống khí
- Cá hô hấp bằng mang : Ngoài 2 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có 2 đặc điểm lằm tăng hiệu quả trao đổi khí là miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng cùng cách sắp xép mao mạch trong mang làm tang hiệu quả trao đổi khí giữa máu và nước chảy qua mang
- Lưỡng cư, bò sát, chim và thù: Phổi là cơ quan hô hấp của nhiều loài động vật sống trên cạn như bò sát, chim và thú. Riêng lưỡng cư sống ở cả 2 môi trường trên cạn và dưới nước nên trao đổi khí qua phổi và da.
+ Phổi lưỡng cư là một cái túi đơn giản, cấu tạo bởi một số phế nang. Do vậy, phần lớn quá trình trao đổi
khí thực hiện qua da. Lưỡng cư thông khí nhờ nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
+ Phổi bò sát lớn hơn và cấu tạo bời nhiều phế nang hơn.
+ Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên phổi rất phát triển, có rất nhiều phế nang. Vì vậy, bề mặt trao đổi khí rất lớn. Ví dụ, phổi người có khoảng 300 - 600 triệu phế nang với tổng diện tích bề mặt phế nang có thể đạt đến 70m vuông (lớn hơn khoảng 40 lần so với bề mặt da)
Bài 20: Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
Trả lời
Bề mặt trao đổi khí của chim, thú lại phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát là vì chim và thú là lớp động vật tiến hóa hơn lưỡng cư bò sát. Chúng là những sinh vật hoạt động mạnh và phức tạp, nhu cầu năng lượng cho cơ thể lớn cho nên mặt trao đổi khí lớn hơn mới đáp ứng được nhu cầu O2 cho cơ thể.
Bài 21: Vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống? Các nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn… có thể hoạt động lâu trong điều kiện môi trường không có ôxi không?
Bài 22: Bảo vệ sức khỏe hô hấp chúng ta cần có những biện pháp gì?
Trả lời
- Trồng cây xanh.
- Chống xả khí và bụi.
- Đeo khẩu trang.
- Không hút thuốc lá.
- Luyện tập thể thao để tăng dung tích sống.
Bài 23: Khi các em hít vào và thở ra thì thành phần các khí đi vào và đi ra cơ thể như sau:
|
O2 |
CO2 |
N2 |
Hơi nước |
Khí hít vào |
20, 96% |
0,03% |
79,1% |
Ít |
Khí thở ra |
16,4% |
4,1% |
79,5% |
Bão hòa |
Vì sao lượng khí O2 hít vào và thở ra chênh lệch nhau rất ít?
- Thể tích của phổi là có hạn nên nó chỉ có thể chứa một lượng khí xác định.
- Quá trình trao đổi khí (CO2 và O2) diễn ra đồng thời ở các phế nang, sau đó CO2 và O2 theo đường mạch máu để đi tới tế bào hoặc bài xuất ra môi trường. Nếu như sự chênh lệch này lớn thì sự trao đổi khí ở phế nang diễn ra không hiệu quả (giả sử CO2 quá cao thì sẽ gây độc với cơ thể).
Bài 24: Ở trong khoang mũi có chứa hệ thống mao mạch máu giúp làm ấm không khí trước khi vào trao đổi khí ở phổi. Khi mùa đông đến, thời tiết quá lạnh cơ thể chúng ta có thể bị chảy máu cam ở mũi. Em hãy lí giải điều đó và phải làm thế nào để trị bệnh?
Trả lời
- Mũi vốn được bảo vệ bởi hệ thống chất nhày bao quanh xoang mũi nhưng do thời tiết lạnh, khô hanh làm mũi quá khô.
- Không khí đi qua mũi sẽ được sưởi ấm nhờ hệ thống mao mạch, mà trợi lạnh thì hệ thống mao mạch phải làm iệc nhiều.
=> Các mao mạch mỏng bị co lại, rất dễ vỡ và có thể gây xuất huyết, dẫn tới hiện tượng chảy máu cam.
Bài 25: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp (ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào?
Trả lời
Ở các động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp như ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể qua bề mặt cơ thể ẩm ướt.
Bài 26: Nếu bắt giun đất lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?
Trả lời
Nếu bắt giun đất để lên bề mặt đất (nơi khô ráo) giun sẽ nhanh chết vì: trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô (không còn ẩm ướt). Khi da giun bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua được tức là giun không hô hấp được nên chết.
Bài 27 : Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
Tiêu chí |
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Đại diện |
|
|
Đường đi của máu |
|
|
Đặc điểm của dịch tuần hoàn |
|
|
Phương thức trao đổi |
|
|
Vận tốc máu |
|
|
Trả lời
Tiêu chí |
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Đại diện |
Đa số thân mềm (ốc sên, trai,..) và chân khớp (côn trùng, tôm,...) |
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. |
Đường đi của máu |
Tim => động mạch => khoang cơ thể => tĩnh mạch => tim
|
Tim => động mạch => mao mạch => tĩnh mạch => tim
|
Đặc điểm của dịch tuần hoàn |
Máu tràn vào khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô |
Máu được tim bơm liên tục trong mạch |
Phương thức trao đổi |
Trao đổi trực tiếp với tế bào. |
Máu trao đổi với tế bào qua thành mao mạch. |
Vận tốc máu |
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm |
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ nhanh |
Bài 28:
1. Hãy chỉ ra đường di của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ dồ hệ tuần hoàn hở (hình 18.1) và hệ tuần hoàn kín (hình 18.2).
2. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở? Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cự, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín ? Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vài hệ tuần hoàn hở.
3. Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu.
Trả lời
1. Chỉ đường đi của máu trên sơ đồ:
+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn mở: Máu xuất phát từ tim qua hệ thống động mạch tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu — nước mô. Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu - nước mô chui vào tĩnh mạch để về tim. Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.
+ Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch. Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.
2. Hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở vì hệ tuần hoàn có mộl đoạn máu không chảy trong mạch kín. Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát. chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì có máu chảy trong mạch kín. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở:
Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
3. Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là bơm máu, đẩy máu chảy trong mạch và hút máu về.
Bài 29:
1. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá lại là hệ tuần hoàn đơn (hình 18.3A).
2. Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép (hình 18.3B).
3. Cho biết ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
Trả lời
1. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hộ thống mao mạch, sau đó về lĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là bộ tuần hoàn đơn vì chì có 1 vòng tuần hoàn.
2. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhở hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 di theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim.
Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
3. Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là: lượng máu đến các cơ quan và quá trình trao đổi chất ở mao mạch phụ thuộc vào áp lực máu chảy trong động mạch.ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu lừ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh. Do vậy máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.
Ở hệ tuần hoàn kép. sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và dược tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.
Bài 30: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim?
Trả lời
1. Tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nhờ:
- cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxi và nhiệt độ thích hợp.
- hệ dẫn truyền tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.
Bài 31: Huyết áp là gì?Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
Trả lời
1. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
2. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ —> động mạch lớn -> tiểu động mạch —> tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác dụng lên thành mạch càng giảm.
Câu 32: Vận tốc máu là gì? Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?
Trả lời
1. Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
2. Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.
Bài 33: Cho biết hệ thống và động lực vận chuyển máu ở động vật?
Trả lời
+ Hệ thống vận chuyển máu ở động vật là hệ tuần hoàn.
+ Động lực vận chuyển máu ở cơ thể động vật là tim.
Bài 34: Cân bằng nội môi là gì? Tại sao cân bằng nội môi có vui trò quan trọng đối với cơ thể?
Trả lời
1. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
2. Vì sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.
Bài 35: Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
Trả lời
Các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi vì chúng đảm nhận những chức năng sau:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển họat động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn để tăng hay giảm họat động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
Bài 36: Cho biết chức năng của thận, gan trong cân bằng nội môi?
Trả lời
1. Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
2. Gan tham gia điều hòa áp suất thảm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ áp các chất hòa tan trong máu như glucôzơ.
Bài 37: Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu?
Trả lời
Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên. Kích thích tế bào β tụy tiết ra hoocmôn insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan. Do vậy, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì nồng độ 0,1%.
Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào α tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Hoocmôn này có lác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến khoảng 0.1 %.
Bài 38: Hệ đệm phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?
Trả lời
- Hệ đệm duy trì pH máu ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH' khi các ion này xuất hiện trong máu.
- Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải ra CO2 vì khi CO2 tăng sẽ làm tăng H+ trong máu.
- Thận tham gia điều hòa pH máu nhờ khả năng thải H+, tái hấp thu Na, thải NH3,...